Giun sán có nhiều loại, phổ biến và dễ mắc phải nhất là: Giun đũa, giun tóc, giun móc,… Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và có sức tàn phá cơ thể khác nhau.

1. Các dấu hiệu khi bị bệnh lý giun sán

Khi bị nhiễm giun sán, dấu hiệu sớm nhất sẽ xuất hiện tại hệ tiêu hóa gây nên rối loạn tiêu hóa. Như bị tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, nôn ra giun sán hoặc đại tiện ra giun sán. Bệnh dẫn đến suy dinh dưỡng, cơ thể bị suy yếu.

Ngoài ra, bệnh giun sán còn gây rối loạn về máu như hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm. Gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc. Bệnh giun sán cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển như thiếu vitamin, sốt rét, lao phổi… Do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Nếu bệnh kéo dài, không được can thiệp, bệnh giun sán có thể gây nên các biến chứng nội khoa:

  • Đau bụng cấp tính
  • Viêm tá tràng
  • Thiếu máu nghiêm trọng
  • Có hiện tượng dị ứng.

Các biến chứng ngoại khoa cũng được ghi nhận như:

  • Tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột
  • Viêm phúc mạc, tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng ống dẫn mật, viêm tụy tạng.
  • Sán lá gan nhỏ gây xơ gan cổ trướng, ung thư đường mật…
  • Sán lá gan lớn gây u gan, áp-xe gan…

Đối với trẻ nhỏ, giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Điều này làm cho trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài. Khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa). Và trí tuệ không tập trung, học hành sa sút.

Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Có thể kể đến như: tổn thương não, viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, giun chui ống mật… Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sớm, nghi ngờ mắc bệnh giun sán. Cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu khi bị bệnh lý giun sán

2. Khi nào cần phải xét nghiệm giun sán?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Mọi người nên đi làm xét nghiệm định kỳ bệnh giun sán từ 6 tháng đến 1 năm một lần. Đặc biệt chú ý làm xét nghiệm kiểm tra với trẻ em.

Vì đối tượng này dễ nhiễm giun sán do còn chưa có ý thức trong vệ sinh hàng ngày. Nên kiểm tra, phòng tránh, phát hiện và xử trí tình trạng này ở trẻ sớm nhất có thể.

Hoặc thực hiện xét nghiệm ngay nếu bạn cảm thấy một số triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da.
  • Gây sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn ói…
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi.
  • Ngứa vùng quanh hậu môn, đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.
  • Trẻ giảm cân, chậm tăng cân.
  • Mắt bị mờ hoặc nặng là mất thị lực, viêm đỏ mắt… do ấu trùng di chuyển lên mắt.

3. Nguyên nhân mắc các bệnh giun sán

  • Do thói quan ăn uống hằng ngày:
  • Ăn rau củ quả chưa được rửa sạch, hải sản, thịt tái (trâu, bò).
  • Ăn tiết canh và uống nước chưa nấu chín mang mầm bệnh giun sán
  • Qua bàn tay bẩn ở trẻ đưa vào miệng
  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh tại các quán ăn đường phố.
  • Môi trường ô nhiễm:
    1. Nguồn nước không vệ sinh
    2. Sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm,…
    3. Ấu trùng giun sán có thể chui trực tiếp qua lỗ chân lông, vết trợt trên da, lỗ hậu môn, mắt… vào mạch máu, tim phổi, não, gan và các cơ quan khác.
  • Nuôi thú cưng (chó, mèo) dẫn đến bị nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi. Đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó).
  • Không giữ vệ sinh cho trẻ: hay đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh

Nguyên nhân mắc các bệnh giun sán

4. Khám bệnh lý giun sán gồm những gì?

  • Cơ thể người có thể bị nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau. Trong đó chia thành 2 nhóm
  1. Giun sán ký sinh trong ruột
  2. Giun sán ký sinh ngoài ruột (trong máu, dưới da, niêm mạc, tim, gan, phổi, não…). Dựa vào đặc điểm sinh học, vị trí ký sinh và triệu chứng lâm sàng cụ thể.

Người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng phù hợp. Cũng như tất cả các quy trình thăm khám khác. Khám bệnh lý giun sán bao gồm khám lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm:

  • Khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ khai thác được triệu chứng, tiền sử bệnh án của bệnh nhân. Ví dụ như thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp giúp tìm ra bệnh.
  • Trong khi khám cận lâm sàng, bạn sẽ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích để kiểm tra tình trạng nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể.
  • Xét nghiệm kí sinh trùng là một phương pháp xét nghiệm nhanh, ít xâm lấn. Có thể phát hiện được nhiều loại ký sinh trùng lạc chủ nằm trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể.

Nguyên nhân mắc các bệnh giun sán

5. Quy trình khám tại Vạn Thành

Bước 1: Tiếp đón: Người khám bệnh đến quầy tiếp đón, nhận số thứ tự (STT) và ngồi đợi nếu phòng khám/ bệnh viện đông.

Bước 2: Cung cấp thông tin: Khi đến STT của mình, người khám bệnh đến quầy tiếp đón và cung cấp các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân: Bao gồm ngày, tháng, năm sinh, giới tính, địa chỉ cư trú hiện tại, số điện thoại liên lạc
  • Thông tin sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc hạng mục muốn thực hiện, giấy hẹn khám (nếu có), sổ khám bệnh (nếu có).

Bước 3: Tiếp nhận thông tin:

  • Nhân viên quầy tiếp đón thực hiện cập nhật thông tin người khám bệnh.
  • Nhân viên quầy tiếp đón cung cấp STT và hướng dẫn người khám bệnh phòng và lầu cần đến để khám bệnh.

Bước 4: Khám bệnh

  • Người khám bệnh đến phòng khám và chờ gọi tên vào phòng khám.
  • Bác sĩ khám và chẩn đoán lâm sàng.
  • Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng.
  • Người khám bệnh thực hiện các xét nghiệm, lấy kết quả và quay trở về phòng khám.

*Bác sĩ nhận kết quả và chẩn đoán:

  • Kê đơn thuốc và hẹn (hoặc không hẹn) ngày tái khám.
  • Chỉ định nhập viện ngay lập tức.

Bước 5: Thanh toán

  • Người khám bệnh cầm kết quả chẩn đoán đến quầy thanh toán và thực hiện thanh toán.
  • Trong trường hợp có thanh toán bằng BHYT, người khám bệnh cần xuất trình thẻ tại quầy tiếp đón trước đó.

Bước 6: Nhận thuốc

  • Khách hàng đến nộp sổ tại quầy dược để nhận thuốc
  • Khách hàng kiểu tra thuốc và ra về

6. Lợi ích, giá trị mang lại

• Đến với PKĐK Vạn Thành, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ được tư vấn và lên phác đồ điều trị riêng biệt nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
• Không mất nhiều thời gian chờ đợi và đặt lịch theo khung giờ mong muốn
• Chú trọng xây dựng và thiết kế không gian phòng khám rộng rãi, hiện đại, sạch sẽ, an toàn. Đảm bảo yếu tố dịch tễ để khách hàng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất.

Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn tại địa chỉ: 306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P. Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, T.Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ luôn là người bạn đồng hành với sửa khỏe của bạn và những người thân yêu. Liên hệ ngay Hotline: 091 120 31 86 – 1900 636 615 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Theo dõi Fanpage Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn để cập nhật những thông tin và ưu đãi chăm sóc sức khỏe mới nhất! Đặt hẹn online thăm khám ngay tại đây!