1. Tìm hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ. Chúng có hình dạng giống con bướm, phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể và đảm nhiệm nhiều vai trò:

  • Chức năng bài tiết
  • Dự trữ và giải phóng hai hormon T3 (hormon tri-iodo-thyronine) và T4 (Thyroxine)
  • Điều hành quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Tuyến giáp gồm có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Bắt ngang từ sụn khí quản 1 đến 4

  • Vị trí tuyến giáp tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.
  • Mỗi thùy dài 5 – 8cm, rộng 2 – 4cm, dày 1 – 2,5cm.
  • Cân nặng bình thường: 40-42g.

Tìm hiểu về tuyến giáp

2. Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp

Bệnh suy giáp

  • Bệnh suy giáp (nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp) là một dạng bệnh nội tiết. Gây rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ hormon như: T3, T4. Loại hormon cần thiết cho quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể.
  • Đây là tình trạng khi tuyến giáp bị giảm chức năng. Khiến tuyến giáp không tiết ra đủ hormon để có thể duy trì chuyển hóa bình thường của cơ thể. Điều này dẫn đến việc cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón… Phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô.

Bệnh cường giáp

  • Cường giáp là do tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thyroxine (T4). Khiến tốc độ chuyển hóa chất tăng bất thường, dẫn đến tình trạng cường giáp.
  • Bệnh lý hay gặp nhất là Basedow. Bệnh này đặc trưng bởi cường chức năng của tuyến giáp. Do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện. Và lưu hành trong máu với biểu hiện đặc trưng của nó là bướu cổ lan tỏa.
  • Bệnh này thường có các biểu hiện như:
    • Tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ,
    • Tính tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm;
    • Tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi;
    • Ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp, khó thở,
    • Ở phụ nữ thấy kinh ra ít; mắt to và lồi dần;

Cường giáp nếu không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thai lưu… Nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp trong thai kỳ là bệnh Basedow hay bệnh Graves

Bệnh cường giáp

Bướu nhân tuyến giáp, u nang tuyến giáp lành tính

Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất. Tuyến giáp to lên hoặc nổi u nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường. Thường được phát hiện một cách tình cờ khi đi siêu âm hoặc tự bản thân sờ thấy, nhìn thấy.

Bướu nhân tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp

  • Là căn bệnh nguy hiểm và mức độ gia tăng ngày càng nhanh. Tuy nhiên, bệnh này lại có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Bệnh ban đầu không có triệu chứng rõ ràng nhưng ở các giai đoạn sau lại xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt.
  • Nổi bật như:
    • Tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh, Khàn giọng, khó thở, khó nuốt…
    • Các bệnh tuyến giáp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm

3. Dịch vụ khám bệnh lý tuyến giáp tại Vạn Thành

Cũng như tất cả các quy trình thăm khám khác. Khám tuyến giáp bao gồm khám lâm sàng và khám cận lâm sàng:

  • Khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ khai thác được triệu chứng, bệnh sử của bệnh nhân. Từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp giúp tìm ra bệnh.
  • Trong khi khám cận lâm sàng, bạn sẽ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích để kiểm tra hoạt động và chức năng của tuyến giáp bao gồm:
    • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định nồng độ các hormone liên quan đến tuyến giáp trong máu. Từ đó đưa ra kết luận tuyến giáp của bạn có hoạt động quá mức hay không.
    • Siêu âm tuyến giáp: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Mục đích để tìm ra căn nguyên các bệnh lí về tuyến giáp.
    • Sinh thiết tuyến giáp: Bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ tuyến giáp. Có thể kiểm tra xem có sự tồn tại của tế bào ác tính ở tuyến giáp hay không.

Nội dung của dịch vụ khám bệnh lý tuyến giáp

1. Khám chuyên khoa Nội tiết (Khám sàng lọc lâm sàng bởi bác sỹ chuyên khoa)

  • Khám phát hiện các bệnh lý tuyến giáp
  • Chẩn đoán hình ảnh

2. Siêu âm tuyến giáp

  • Siêu âm giúp phát hiện các nhân giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp. Đánh giá cấu trúc tuyến giáp, cung cấp chi tiết liên quan đến đặc điểm khối u
  • Kiểm tra những bất thường, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, cường giáp, tầm soát ung thư tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp

3. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp, xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp
  • TSH
  • FT3
  • FT4
  • Anti thyroglobulin
  • Anti TPO
  • Xét nghiệm máu: TSH, FT4, TG, Anti TG

4. Khám bệnh lý tuyến giáp được khuyến cáo cho các đối tượng sau:

  • Nam giới/Nữ giới từ 15 – 70 tuổi. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp cao 3-4 lần so với nam giới. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng. Họ thường hay có các vấn đề nội khoa về tuyến giáp
  • Trong gia đình từng có người thân mắc các bệnh lý tuyến giáp. Ví dụ như ung thư tuyến giáp, nhân giáp, bướu cổ đơn thuần, suy giáp
  • Hạch vùng cổ
  • Các triệu chứng vùng cổ xuất hiện dai dẳng như: khó thở, khó nuốt.
  • Các triệu chứng của hội chứng cường giáp hoặc suy giáp
  • Sử dụng thuốc hoặc các chất có bổ sung iod
  • Tiền sử chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội khoa tuyến giáp: Viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc Basedow…

5. Quy trình khám tại Vạn Thành

Bước 1: Tiếp đón: Người khám bệnh đến quầy tiếp đón, nhận số thứ tự (STT) và ngồi đợi nếu phòng khám/ bệnh viện đông.

Bước 2: Cung cấp thông tin: Khi đến STT của mình, người khám bệnh đến quầy tiếp đón và cung cấp các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân: Bao gồm ngày, tháng, năm sinh, giới tính, địa chỉ cư trú hiện tại, số điện thoại liên lạc
  • Thông tin sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc hạng mục muốn thực hiện, giấy hẹn khám (nếu có), sổ khám bệnh (nếu có).

Bước 3: Tiếp nhận thông tin:

  • Nhân viên quầy tiếp đón thực hiện cập nhật thông tin người khám bệnh.
  • Nhân viên quầy tiếp đón cung cấp STT và hướng dẫn người khám bệnh phòng và lầu cần đến để khám bệnh.

Bước 4: Khám bệnh

  • Người khám bệnh đến phòng khám và chờ gọi tên vào phòng khám.
  • Bác sĩ khám và chẩn đoán lâm sàng.
  • Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng.
  • Người khám bệnh thực hiện các xét nghiệm, lấy kết quả và quay trở về phòng khám.

*Bác sĩ nhận kết quả và chẩn đoán:

  • Kê đơn thuốc và hẹn (hoặc không hẹn) ngày tái khám.
  • Chỉ định nhập viện ngay lập tức.

Bước 5: Thanh toán

  • Người khám bệnh cầm kết quả chẩn đoán đến quầy thanh toán và thực hiện thanh toán.
  • Trong trường hợp có thanh toán bằng BHYT, người khám bệnh cần xuất trình thẻ tại quầy tiếp đón trước đó.

Bước 6: Nhận thuốc

  • Khách hàng đến nộp sổ tại quầy dược để nhận thuốc
  • Khách hàng kiểu tra thuốc và ra về

6. Lợi ích, giá trị mang lại

• Đến với PKĐK Vạn Thành, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ được tư vấn và lên phác đồ điều trị riêng biệt nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
• Không mất nhiều thời gian chờ đợi và đặt lịch theo khung giờ mong muốn
• Chú trọng xây dựng và thiết kế không gian phòng khám rộng rãi, hiện đại, sạch sẽ, an toàn. Đảm bảo yếu tố dịch tễ để khách hàng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất.

Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn tại địa chỉ: 306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P. Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, T.Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ luôn là người bạn đồng hành với sửa khỏe của bạn và những người thân yêu. Liên hệ ngay Hotline: 091 120 31 86 – 1900 636 615 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Theo dõi Fanpage Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn để cập nhật những thông tin và ưu đãi chăm sóc sức khỏe mới nhất! Đặt hẹn online thăm khám ngay tại đây!