ĐỘT QUỴ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại nước ta, số số người bị đột quỵ không ngừng gia tăng, 90% trong số đó mang di chứng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh và tử vong cao. Vậy đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì?

1. Khái niệm đột quỵ?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng.

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị cản trở hoặc các mạch máu trong não bị vỡ. Nếu không có oxy trong máu, các chức năng của não dần suy giảm, các tế bào não sẽ chết. Bệnh có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng, thậm chí tử vong.
Người bệnh có thể mất khả năng di chuyển, nói, ghi nhớ, suy nghĩ rõ ràng, ăn uống hoặc kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.

Khái niệm đột quỵ?

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đột quỵ thường xảy ra người cao tuổi là do chức năng cơ thể suy giảm và mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… Trong khi đó, giới trẻ thường phải chịu nhiều áp lực trong công việc dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Nhiều bệnh viện, đơn vị thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp tai biến khi mới 18, 20 tuổi.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

  • Thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% số ca bệnh. Do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch gây cản trở máu lưu thông lên não.
  • Xuất huyết: Tình trạng này này xảy ra khi các mạch máu não bị vỡ. Khi máu tiếp tục chảy, áp lực tích tụ lên mô não, dần gây ra nhiều tổn thương hơn.

2. Các dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân hoặc một bên của cơ thể
  • Khó nói và chậm hiểu
  • Chóng mặt, gặp các vấn đề về thăng bằng hoặc phối hợp
  • Mất hoặc mờ thị lực
  • Ngất hoặc co giật.
  • Đau đầu không có nguyên nhân
  • Sương mù não
  • Kiệt sức
  • Buồn nôn và ói mửa.

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

3. Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

  • Nguy cơ đột quỵ có thể tăng cao hơn nếu bạn hút thuốc, huyết áp cao, có tiền sử đột quỵ.
  • Người bị các bệnh lý tim mạch
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim
  • Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, bia…
  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng Cholesterol cao
  • Người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn
  • Đối tượng dùng một số loại thuốc (thuốc kháng sinh và điều trị bệnh động kinh, bệnh lao hoặc HIV).

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

4. Cách điều trị bệnh đột quỵ

Xuất huyết não:

Các bệnh nhân sẽ được tiến hành điều chỉnh huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có. Tiến hành phẫu thuật giải áp lấy máu tụ, điều trị túi phình.

Nhồi máu não:

Các phương pháp đã được chứng minh và mang lại hiệu quả thực tế cho người bệnh bao gồm: chăm sóc điều trị trong đơn vị đột qụy, khai thông mạch máu (dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối cơ học) cho người bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp.

5. Các cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
  • Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…
  • Tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá.
  • Chủ động, tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ đột quỵ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu. Đây được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não, kiểm soát gốc tự do.
  • Luyện tập thể dục, thể thao giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Từ đó cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Chúng ta có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ của bệnh khi hiểu đúng và chủ động phòng ngừa. Những cách thức phòng bệnh đơn giản như trên không chỉ giúp ngăn chặn đột quỵ mà còn phòng nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe.

Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn.
🌏 Địa chỉ: 306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P. Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
☎️ Hotline: 091 120 31 86 – 1900 636 615
🌐 Website: https://vanthanhhealthcare.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Share This