LOÃNG XƯƠNG: DIỄN BIẾN ÂM THẦM VÀ GÂY RA NHIỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM – ĐANG CÓ XU HƯỚNG TRẺ HÓA

[et_pb_section fb_built=”1″ admin_label=”section” _builder_version=”4.16″ global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content”][et_pb_row admin_label=”row” _builder_version=”4.16″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content”][et_pb_column type=”4_4″ _builder_version=”4.16″ custom_padding=”|||” global_colors_info=”{}” custom_padding__hover=”|||” theme_builder_area=”post_content”][et_pb_text admin_label=”Text” _builder_version=”4.16″ background_size=”initial” background_position=”top_left” background_repeat=”repeat” global_colors_info=”{}” theme_builder_area=”post_content”]Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 – 25% ở nam giới và 30 – 40% ở nữ giới. Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện tại có khoảng 3,2 triệu người. Trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, có trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%.

Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 – 80%.

Các hậu quả của loãng xương gây ra như gãy xương, nứt xương, lún đốt sống,…thường rất nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Điều nguy hiểm là loãng xương diễn biến rất âm thầm và người bệnh chỉ biết mình bệnh khi đã gặp các biến chứng.

1. Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

Loãng xương là gì?

2. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở các nhóm đối tượng sau đây:

  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương.
  • Yếu tố tuổi và giới tính: Những người tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm. Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới. Mật độ xương ở nam giới sau 50 tuổi giảm 0.4%/ năm trong khi phụ nữ từ những năm 30 tuổi mật độ xương giảm 0.75-1%/ năm và giảm gấp 3 lần sau mãn kinh.
  • Những người có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân, đặc biệt khi họ dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ calci, vitamin D, nghiện rượu, thuốc lá.
  • Những người ít vận động thể lực, nằm bất động lâu ngày.
  • Các bệnh nhân mắc một số bệnh lý có thể gây loãng xương như đái tháo đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp,… sử dụng trong thời gian dài các thuốc chống đông, thuốc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là thuốc kháng viêm Corticoid.

3. Những diễn biến “âm thầm” của bệnh loãng xương

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì đặc hiệu. Người bệnh không biết mình bị loãng xương cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là :

  • Đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, cảm giác đau như châm chích toàn thân, khi về đêm cường độ đau tăng, nghỉ ngơi không hết.
  • Đau quanh cột sống, có thể lang sang một hoặc hai bên mạn sườn, khi thay đổi tư thế có thể gây đau, giật cơ, lúc nằm yên cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hình dáng cơ thể bị thay đổi, lưng bị gù, chiều cao bị giảm so với lúc trẻ.
  • Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh.

4. Nguyên nhân gây loãng xương

  • Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mật độ xương bị suy giảm. Ngoài ra, một số tác động sau cũng có khả năng gây bệnh như
  • Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy giảm nồng độ estrogen, thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất. Đặc biệt là những chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3…
  • Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc corticosteroid, heparin trong thời gian dài, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lối sống lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.
  • Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, thúc đẩy và làm suy yếu hệ thống xương khớp.
  • Người lao động nặng, phải thường xuyên khuân vác vật nặng
  • Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp

Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng loãng xương. Trong đó, một số yếu tố có thể thay đổi được, một số khác thì không thể.

Các nguy cơ không có khả năng thay đổi gồm:

  • Giới tính: Ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, nguy cơ loãng xương tăng cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Vì phụ nữ có tổng khối lượng xương thấp hơn và sự thay đổi hormone sau mãn kinh.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Kích thước cơ thể: Phụ nữ gầy, nhỏ người thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh từ trước.
  • Phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi.
  • Đã từng bị gãy xương.
  • Mắc các bệnh lý khác: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, hội chứng Cushing…
  • Chủng người da trắng hay người châu Á.

Các yếu tố nguy cơ có khả năng thay đổi gồm:

  • Nội tiết tố giới tính: Nồng độ estrogen thấp có thể gây ra tình trạng giảm mật độ xương ở nữ giới. Trong khi, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra tình trạng xốp xương ở nam giới.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất như canxi và vitamin D.
  • Chán ăn tâm thần: Chứng rối loạn ăn uống có thể dẫn tới tình trạng loãng xương.
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
  • Mức độ hoạt động: Người lười tập thể dục hay ngồi lâu có thể gây yếu xương.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá thường có mật độ xương thấp hơn người không hút. Vì thế, người hút thuốc dễ mắc bệnh hơn.
  • Uống rượu bia: Lạm dụng rượu bia có thể làm suy yếu xương, khiến xương dễ gãy.
  • Phân loại loãng xương
  • Loãng xương được phân loại dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên kết quả đo mật độ xương, bác sĩ chia bệnh thành nhiều mức độ khác nhau. Mỗi phân loại sẽ cho thấy sự tiến triển, mức độ nghiêm trọng của mỗi người bệnh.

5. Hậu quả của loãng xương

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, các hậu quả của loãng xương có thể gây ra rất nặng nề. Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương.

Do xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, cẳng chân là những xương chịu lực và chịu tác động nhiều nhất cơ thể. Nên khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng là những bệnh lý thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương người cao tuổi.

75% trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi có nguyên nhân do loãng xương. Gãy xương gây biến dạng cơ thể, đau đớn, mất khả năng vận động, giảm tuổi thọ, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo ước tính, khi bị gãy xương đùi thì nguy cơ gãy xương kế tiếp sẽ tăng 2.5 lần, 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong sau một năm, 60% bệnh nhân bị gãy xương bị hạn chế vận động, 40% bệnh nhân không thể đi lại và phải sống lệ thuộc người khác.

Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi,… do phải thường xuyên nhập viện điều trị, do phải bất động vì nứt xương, gãy xương.

Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.

Hậu quả của loãng xương

6. Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Để ngăn chặn và làm chậm quá trình suy giảm mật độ xương khớp, bên cạnh xác định được nguyên nhân gây bệnh để khắc phục, mỗi cá nhân cần lưu ý:

  • Cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành sử dụng các dạng viên uống bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp.
  • Thường xuyên tiến hành đo loãng xương để kiểm tra và sớm phát hiện ra dấu hiệu loãng xương.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương nên thực hiện tái khám định kỳ để được theo dõi, khắc phục.
  • Tuân thủ các chỉ định của y bác sĩ, không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc Tây y, Đông y cũng như các biện pháp dân gian.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao mức chịu tải trọng của cơ thể, tăng cường sức mạnh tại các cơ.
  • Tránh để té ngã hay các tác động lực lớn lên xương khớp dẫn đến nứt gãy xương.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

🏡 Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn.
“Nhân viên tận tình – Bác sĩ điều trị bệnh hiệu quả – Chăm sóc chu đáo”

🌏 Địa chỉ: 306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P. Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
☎️ Hotline: 091 120 31 86 – 1900 636 615
🌐 Website: https://vanthanhhealthcare.vn[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Share This