Tìm hiều về “Bệnh phế quản mạn tính nghề nghiệp”

Ngành Công nghiệp tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong những năm gần đây. Nước ta được chọn là nơi “chọn mặt gửi vàng” của rất nhiều các nhà máy sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc người lao động Việt Nam có thêm nhiều cơ hội việc làm. Mặt khác, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nguyên vật liệu, hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Điều này khiến đa số NLĐ mắc phải căn bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.

Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại. Khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mạn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp là gì?

Bệnh viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm, phù nề, tiết nhầy. Dẫn đến các triệu chứng như ho dai dẳng, khạc đờm có màu, khó thở và tức ngực. Tình trạng này diễn ra liên tục hoặc tái phát từng đợt. Khoảng 3 tuần ít nhất 3 tháng trong 1 năm và kéo dài tới 2 năm liền.

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp là bệnh viêm phế quản mãn tính thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại. Bệnh hình thành do đặc thù công việc, nghề nghiệp. Từ đầu có thể chỉ là viêm phế quản cấp tính. Sau đó nếu không chữa trị kịp thời mới chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế mãn tính nghề nghiệp

Nguyên nhân chủ yếu là do bụi, khói, hóa chất tại nơi làm việc. Chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp khiến phổi bị nhiễm độc. Tình trạng này thường gặp ở:

  • Công nhân làm nghề khai thác mỏ hoặc nghề sản xuất. Một số sản phẩm mà nguyên liệu là amiăng sẽ bị bệnh do bụi amiang gây nên. Ví dụ như bệnh bụi phổi amiang.
  • Công nhân làm nghề khai thác quặng, sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm… Sẽ dễ bị bệnh do bụi silic.
  • Công nhân làm ngành than, sản xuất điện cực… dễ bị bệnh do bụi than.
  • Công nhân làm trong các nhà máy sản xuất sợi bông, may mặc… dễ bị bệnh do bụi bông.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế mãn tính nghề nghiệp

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phế mãn tính nghề nghiệp

Khi một người có các biểu hiện lâm sàng sau đây thì có thể hướng tới viêm phế quản mạn tính:

  • Ho kéo dài: thường ho thúng thắng, hoặc thành cơn. Biểu hiện bệnh thường nặng lên sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp. Hoặc khi có thay đổi thời tiết, khi trời lạnh, tiếp xúc khói, bụi ..
  • Khạc đờm kéo dài, đờm thường có màu trắng. Trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn: đờm thường có màu vàng, hoặc màu xanh. Ít gặp sốt trong diễn biến thông thường của viêm phế quản mạn. Biểu hiện này thường gặp hơn khi bệnh nhân viêm phế quản mạn bị cúm. Hoặc có những đợt cấp tính nặng do vi khuẩn.
  • Khó thở: cũng là biểu hiện ít gặp trong viêm phế quản mạn.
  • Mệt mỏi: người bệnh thường than phiền mệt mỏi. Tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy sút cân.
    Các biểu hiện bệnh nêu trên thường xuất hiện tái đi, tái lại nhiều lần. Việc điều trị mỗi đợt thường kéo dài.
  • Các bác sĩ thường không ghi nhận dấu hiệu bất thường rõ rệt trên khi tiến hành khám bệnh cho những người có viêm phế quản mạn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này có thể gây ra các vấn đề như:

  • Người bệnh luôn cảm thấy thiếu dưỡng khí nên mệt mỏi, sụt cân. Ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương.
  • Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh dai dẳng sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Liên quan đến đường hô hấp như: bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, tâm phế mạn, giãn phế quản,…

Đặc biệt nếu để tình trạng nhiễm độc phổi lâu sẽ gây đột biến tế bào – nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi và tử vong.

Cách phòng tránh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

  • Không hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc, khói bếp, các môi trường nhiều khói, bụi …
  • Tránh lạnh, ẩm; trong những điều kiện buộc phải ra ngoài môi trường lạnh, ẩm thì nên quấn khăn kín cổ, đeo khẩu trang;
  • Tránh gió lùa trong nhà;
  • Nên tiêm vaccin phòng cúm hàng năm. Thời gian tiêm tốt nhất là vào tháng 9 hàng năm. Việc tiêm vaccin phòng cúm giúp giảm đáng kể tần suất các đợt cấp của bệnh;
  • Điều trị sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Vệ sinh răng, miệng thường xuyên.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe của người lao động. Các doanh nghiệp cần tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kì cho người lao động. Nhằm phát hiện kịp thời bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. Từ đó có phác đồ điều trị và bố trí công việc hợp lý cho người lao động.

Vạn Thành ưu đãi lên đến 20% cho dịch vụ “Khám bệnh nghề ngiệp” cho các doanh nghiệp
Tham khảo thêm TẠI ĐÂY: https://bit.ly/UĐKhamBenhNghe

🏥 TRUNG T M SỨC KHỎE Y TẾ DOANH NGHIỆP VẠN THÀNH
TẬN T M PHỤC VỤ, NHANH CHÓNG CHUẨN XÁC
☎️ Hotline tư vấn: 0911 203 186
☎️ Hotline CSKH: 0947228686
🌏 Địa chỉ: 306 Độc Lập, KP Quảng Phú, P.Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, T.Bà Rịa – Vũng Tàu.
🌐 Website: https://vanthanhhealthcare.vn/
🌎 Map: https://goo.gl/maps/S4BeZcjg1RjEsCQr6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Share This